Mẹ Đang "Bí" Thực Đơn Cho Con Yêu..???? (Phần 1)

22.06.2021

Nếu Mẹ đang phân vân về vấn đề đổi mới thực đơn cho Con Yêu sao cho đầy đủ dinh dưỡng mà chưa biết nên cho Bé ăn món gì, thì hôm nay Mẹ cùng Mint tìm hiểu nhé...!!!

MENU Cho Mẹ - Dinh Dưỡng Cho Bé

1. Cháo Trứng Cà Chua

2. Cháo Tôm Bí Đỏ

3. Cháo Đậu Phụ Cà Chua Hành Hoa

4. Cháo Cua Biển Cà Rốt

5. Cháo Khoai Tây Sườn Non

1. Cháo Trứng Cà Chua

Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng: vitamin A, B2, E và C rất tốt cho cơ thể của bé. 
Một quả cà chua nhỏ có thể cung cấp hơn 20% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể bé.

Nguyên liệu

  • Nấu cháo trắng lấy 1 phần 25g (4 muỗng canh)
  • Dầu ăn tinh luyện 5g (1 muỗng cà phê)
  • Trứng (cắt và tán nhỏ) 10g (1 muỗng cà phê)
  • Cà chua (tán nhuyễn) 10g (1 muỗng cà phê)
  • Nước ấm đã đun sôi 200ml (1 chén)

Hướng dẫn

Bước 1: Luộc trứng, cắt nhỏ, tán nhuyễn; cà chua cho vào nước đang sôi, đun khoảng 2 – 3 phút, chờ khi mềm, bắc xuống và tán nhuyễn.
Bước 2: Trộn cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

2. Cháo Tôm Bí Đỏ

Tôm:
Là một loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giúp bổ sung Protein chất thiết cho các hoạt động của cơ thể. Cứ 100gr tôm thì chứa 18,4g protein.
Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt hiệu quả, giúp bé phát triển tốt hơn.
Bổ sung Vitamin B12 nhằm đảo bảo sức khoẻ cho trẻ nhỏ.
Bổ sung omega-3 là tiền thân quan trọng của DHA hỗ trợ phát triển trí não tốt hơn.
Bổ sung Vitamin A, D giúp tổng hợp canxi cần thiết cho cơ thể.

Bí đỏ:

Là một loại thực phẩm lành tính, bí đỏ rất giàu Sắt, kẽm thúc đẩy quá trình tạo máu.
Bí đỏ bổ sung gluxit, protit, beta carotene, tirozin, axit salicylic, fitin cùng các nguyên tố vi lượng, axit béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bổ sung hàm lượng Vitamin A, E cao giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tôm
  • Bí đỏ
  • Cháo trắng nấu sẵn

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm:
Bước 1: Tôm mẹ đem lột sạch vỏ, bỏ đầu và phải nhặt kỹ chỉ tô. Tiếp đến đem rửa sạch và bằm nhuyễn.
Bước 2:  Đối với bí đỏ thì mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch, và hấp chín trước khi nghiền nhuyễn.
Bước 3: Khi bí đỏ chín mẹ đem cháo trắng đẵ nấu sẵn cho nào nồi vào khuấy đều, sau đó đun tới sôi rồi cho tôm đã được bằm nhuyễn vào nồi cháo nấu cùng tới chín.
Bước 4:  Chờ cháo sôi khoảng chừng 5 phút tắt bếp. Cho cháo ra bát và thêm 1 thìa cà phê dầu ăn dành riêng cho bé sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn. Đợi cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.

3. Cháo Đậu Phụ Cà Chua Hành Hoa

Đậu phụ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein). Lưu ý, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi vì đậu phụ là thực phẩm giàu Vitamin nên rất khó để dạ dày của bé nghiền nát.

Lưu ý: Đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành nên dễ gây dị ứng nếu bé có tiền sử dị ứng với đậu nành. Đậu phụ cần được hấp chín cho đảm bảo an toàn

Nguyên liệu bạn cần:
- Cà chua (10g)
- Đậu hũ non (40g)
- 1 muỗng café dầu ăn cho bé (5ml)

- 1 Chén cháo trắng nấu sẳn
Cách chế biến:
Bước 1:
Đậu hũ luộc chín, tán nhuyễn.
Bước 2: Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn, sau đó nấu chín với 1/3 chén nước
Bước 3: Cho đậu hũ và cà chua đã tán nhuyễn vào cháo, đun sôi với lửa vừa, khuấy đều để cháo không bị vón cục. Nấu cháo tầm 3 phút thì mẹ tắt bếp.
Bước 4: Cho một muỗng café dầu ăn và khuấy đều, để nguội bớt rồi cho bé ăn.

4. Cháo Cua Biển Cà Rốt

Cua biển có thể kết hợp với rất nhiều loại rau củ để tạo thành món cháo thơm ngon. Cụ thể, bạn có thể nấu cháo cua với cà rốt, mồng tơi, bí đỏ… Tùy vào sở thích và độ tuổi của trẻ mà bạn lựa chọn phù hợp. 

Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene, một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Khi được hấp thụ vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.

Để nấu món cháo này, bạn cần chuẩn bị:
- Thịt cua làm sẵn: 100g
- Cà rốt: 1 củ
- Ngô: 1/2 trái
- Rau mùi: 1 nhánh
- Hành khô: 1 củ
- Gạo tẻ: lượng vừa phải
- Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn cho trẻ.
Cách nấu

Bước 1: Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót vỏ cua trong thịt.
Bước 2: Bắp gỡ lấy hạt, đem xay với nước.
Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước ngô xay, bắc lên bếp đun cùng nửa củ cà rốt cắt miếng to để nước ngọt hơn, nửa củ cà rốt còn lại đem băm nhỏ để bé dễ ăn.
Bước 4: Khi cháo sôi, cà rốt mềm, bạn vớt bỏ các miếng cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
Bước 5: Xé cho thịt cua tơi ra, cho dầu ăn vào chảo và phi nửa củ hành băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
Bước 6: Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.

5. Cháo Khoai Tây Sườn Non

Bé mấy tháng tuổi thì ăn được cháo sườn khoai tây? Đây là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi bé nhà mình đến tuổi ăn dặm. Câu trả lời là khi bé được 6 tháng tuổi là bạn đã có thể cho bé ăn cháo được nấu từ thịt heo và rau củ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bé ăn ít một để bé tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ rồi dần dần mới tăng khẩu phần lên. Và nếu muốn nắm được cách nấu cháo sườn khoai tây cho bé ăn dặm.
Trước tiên bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

+ Sườn heo 200 gr
+ Khoai tây 150 gr
+ Gạo tẻ 50 gr
+ Hành lá 100 gr
+ Ngò rí 100 gr
+ Muối 1 muỗng cà phê
+ Tiêu 1/2 muỗng cà phê
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn hãy thực hiện theo các bước như sau:

+ Bước 1: Sườn heo rửa sạch, chặt khúc. Khoai tây gọt vỏ, luộc chín, nghiền nhuyễn.
+ Bước 2: Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước, nấu chín mềm.
+ Bước 3: Tiếp theo, cho sườn heo, khoai tây vào cùng, khuấy đều. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu cho vừa ăn, nấu thêm 10 phút.
+ Bước 4: Tắt bếp, múc cháo ra chén. Trang trí thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ lên trên và dùng nóng.

Nguồn: St

Bài viết liên quan

Hiển thị tất cả kết quả cho ""
Gọi cho Mint SMS Mua ngay Chat Facebook
Shopee